Binance Staking Là Gì?
Sàn Binance đã phát triển nền tảng Staking với tên gọi Binance Staking nhằm giúp mạng lưới Blockchain hoạt động hiệu quả hơn. Vậy, Binance Staking là gì? Vì sao Binance phải cho ra mắt chuyên mục Staking? Để giúp các nhà đầu tư dễ lựa chọn và tiếp cận với những tính năng mở rộng mới nhất trên sàn Binance. Trong bài viết này, santienco.com.vn sẽ hệ thống lại một số thông tin liên quan đến Binance Staking. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bước ngoặt ra đời Binance Staking
Vào tháng 9 năm 2019, sàn Binance đã chính thức ra mắt chuyên mục riêng về Staking với tên gọi Binance Staking. Mặc dù việc ra đời Binance Staking của sàn Binance có vẻ hơi chậm hơn so với nhiều sàn giao dịch hoặc các ví tiền ảo khác. Tuy nhiên, trên thực tế thì Binance đã bắt đầu cho Staking các đồng tiền ảo từ rất lâu, chỉ là chưa list thành một danh mục riêng. Những nhà đầu tư kỳ cựu của Binance đa phần đều đã ứng dụng và biết đến Binance Staking.
Staking là gì?
Staking được xem là một quá trình xác thực giao dịch trên Proof-of-Stake hay POS nhằm hỗ trợ tối ưu cho mạng lưới blockchain. Chỉ cần bạn sở hữu một lượng tiền ảo tối thiểu thì đều có thể dễ dàng staking & nhận lấy phần thưởng staking.
Binance Staking là gì?
Binance Staking là một dịch vụ giúp nhà đầu tư tiền ảo staking một số đồng coin nhất định nào đó khi lưu trữ tài sản trên sàn Binance. Hay Binance Staking là dịch vụ stake coin mà chính sàn Binance cung cấp. Có thể hiểu đơn giản là khi bạn nạp coin vào sàn tiền ảo Binance thì đã có thể staking một cách dễ dàng.
Cơ chế hoạt động của Binance Staking
Nhà đầu tư sẽ được phép Staking một số đồng coin vào hệ thống của Binance để nhận được phần thưởng.
Với một số đồng tiền ảo có cơ chế PoS hoặc biến thể của nó như: VET, NEO, ONT, QTUM, STRAT, KMD... thì sàn Binance sẽ đứng ra gom coin của nhà đầu tư. Sau đó Staking vào hệ thống.
Dựa trên Binance Staking, sàn Binance sẽ tiến hành trả thưởng cho staker. Tiếp đó, Binance sẽ chia lại các phần thưởng tới các nhà đầu tư tham gia Staking theo lượng coin mà họ đã stake.
Tựu chung lại thì Binance Staking khá đơn giản, nó cũng tương tự như việc Staking coin. Điểm khác nhau là thay vì bạn tự Staking, thì chỉ cần gửi coin cho sàn Binance để họ thay mặt bạn làm việc đó.
Hiện tại, dịch vụ Staking cũng xuất hiện ở một số ví hoặc sàn giao dịch khác như KuCoin Soft Staking, Crypto.com Wallet, Stake fish, Trust Wallet, Stake with us, Cobo wallet,...
Điểm khác biệt khi thực hiện Staking trên sàn Binance
- Sàn Binance là một trong những sàn giao dịch điện tử lớn nhất hiện nay. Do đó, việc Binance Staking trên sàn này sẽ mang đến nhiều an toàn hơn
- Binance Staking dễ dàng tiếp cận với người dùng
- Khi thực hiện Binance Staking, bạn có thể lựa chọn các hình thức khác nhau như: Locked Staking, DeFi Staking, Flexible Staking
- Hỗ trợ tăng thêm thu nhập với lượng tiền ảo nhàn rỗi
Chi tiết các hình thức Staking trên sàn Binance
Hình thức Locked Staking
Đầu tiên phải kể đến hình thức Locked Staking, đây là một hình thức khoá để staking trên binance. Với hình thức này, bạn buộc phải khoá số coin của mình lại trong một chu kỳ nhất định bao gồm: 7, 30, 60 và 90 ngày.
Hình thức Locked Staking có lưu điểm là mang đến lợi nhuận trung bình năm cao hơn hình thức Flexible Staking. Đồng thời, Locked Staking cũng rất phù hợp với định hướng hold coin để bạn kiếm thêm và tăng số coin.
Hình thức Flexible Staking
Flexible Staking thuộc hình thức staking cực kỳ linh hoạt. Khác Locked Staking, với hình thức Flexible Staking, bạn chỉ cần để coin trong ví là có thể dễ dàng staking không cần khoá lại.
Hình thức DeFi Staking
DeFi Staking có thể xem là một ‘đường tắt’ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm DeFi.
Điểm đặc biệt là Binance DeFi Staking sẽ đại diện giúp bạn tham gia vào các sản phẩm DeFi. Từ đó, nhận về thu nhập và phân phối lại cho bạn chỉ qua một cú click chuột.
Hình thức DeFi Staking mang về lợi nhuận rất cao, thậm chí cao hơn cả 2 hình thức Staking trên. Sở dĩ khoảng lợi nhuận này đạt mức cao là nhờ vào các sản phẩm Defi hiện đang có mức lãi suất khá cao.
Việc lãi cao cũng đi kèm với rủi ro cao, do đó, khi tham gia vào DeFi Staking thì bạn cần hiểu rõ về DeFi. Nếu không hiểu rõ thì đừng nên tham gia nhé.
Tham gia staking trên Binance có rủi ro không?
Tất nhiên là có, mọi giá trị phần thưởng hay lợi nhuận cao thì đều có xuất hiện những rủi ro nếu nhà đầu tư không có định hướng và tầm nhìn chiến lược.
Đặc biệt, dù sàn Binance luôn lựa chọn những dự án tốt nhất để nhà đầu tư có thể tiếp cận với thị trường dễ hơn. Thế nhưng, Binance cũng chỉ đóng vai trò cầu nối giữa các dự án DeFi và người dùng mà thôi. Do đó, bất kỳ sự tổn thất nào đến từ phía dự án DeFi như bị hack do vấn đề bảo mật thì Binance sẽ không chịu trách nhiệm.
Tóm lại, Binance Staking là một cơ hội mới được sàn mở ra cho nhà đầu tư hiện đại. Nó sẽ tạo điều kiện phát sinh lợi nhuận cao khi nhà đầu tư biết cách chọn lọc hệ thống để tham gia. Trường hợp bạn muốn bắt đầu trải nghiệm với Binance Staking nhưng chưa biết cách, hãy liên hệ ngay Crypto Panic để được hướng dẫn cụ thể nhé.